Slider 1
Slider 1
[Gương Vãng Sanh]: Nhục Thân Bồ Tát Pháp Sư Hải Khánh.
[Gương Vãng Sanh]: Nhục Thân Bồ Tát Pháp Sư Hải Khánh.
[Gương Vãng Sanh]: Nhục Thân Bồ Tát Pháp Sư Hải Khánh.

Gương Vãng Sanh]: Nhục Thân Bồ Tát Pháp Sư Hải Khánh

       

    Bá tánh của tám thôn mười dặm đều biết Hòa thượng Hải Khánh trung hậu thành thật, tính tình hiền lành. Các thôn dân bất luận ai có chuyện, Ngài đều tận tâm tận lực giúp đến cùng.

Đầu tháng chạp năm 1973, thời tiết lạnh lẽo, Trương thôn trang có một con nghé mới vừa ra đời mười mấy ngày bị té xuống giếng sâu hơn mười mét. Đây là giếng nước duy nhất trong thôn, có hơn 300 năm lịch sử, thành giếng toàn bộ dùng gạch xanh xây thành, miệng giếng có bốn miếng gạch bao quanh. Trên thành giếng có rất nhiều chỗ đã bị ăn mòn thành động, nghé con trong quá trình vùng vẫy đã có miếng gạch rớt xuống đáy giếng, cực kỳ nguy hiểm. Có người nói: “Vì một con nghé con, không cần phải mạo hiểm cứu đâu.” Nhưng nếu không đi cứu nghé con, nó bị kẹt trong giếng, mấy trăm người này uống nước là vấn đề khó khăn rồi. Một nhóm người đứng nhìn nhau, nhìn nghé con hơi thở yếu ớt, không vùng vẫy được nữa, nhưng không có ai chịu xuống giếng.

Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh đang lao động ở thôn, hôm đó đúng lúc Ngài đi qua đường này, thấy tình cảnh như vậy, không do dự nói để ba người thanh niên gan dạ kéo sợi dây thừng, đưa cái thang xuống, bản thân Ngài đi xuống dưới giếng. Hòa thượng Hải Khánh trong giếng rất khó khăn để cởi áo bông để quấn vào thân nghé con, lại dùng dây thừng buộc nó lại, để người khác từ từ kéo nghé con lên trên.

Nghé con được cứu rồi, nhưng trong khi kéo Pháp sư Hải Khánh lên, một miếng gạch rớt xuống, đúng lúc đập trúng đầu của Ngài, mặt của Ngài liền nhuộm đầy máu tươi. Sau khi lên, vài người tới quanh Ngài để băng bó, Hòa thượng Hải Khánh không bằng lòng cười và nói: “Máu tôi chảy là Phật Tổ kêu tôi làm cái ký hiệu trên mặt.”

Bên cạnh có một vị phụ nữ trung niên họ Trịnh, vốn không tin Phật, lúc đó không kiềm lòng được mà nói: “Người ăn chay niệm Phật thật tốt!” Sau này sau khi cô học Phật, vô cùng cung kính người già, thường làm việc tốt giúp đỡ mọi người.

Có vị cư sĩ nói: “Khánh Công chính là một người thực thực tại tại như vậy, Ngài không có văn hóa, không nói được đạo lý lớn, nhưng trong cuộc đời tu hành mấy chục năm, Ngài vẫn luôn dùng hành động thực tế để thuyết minh Phật pháp, hoằng dương Phật pháp.”

Rất nhiều vị cư sĩ lớn tuổi khi tưởng nhớ về Hòa thượng Hải Khánh, đều đồng thanh mà nói: thường xuyên nhìn thấy Hòa thượng Hải Khánh khiêng vác dụng cụ làm ruộng, chẻ củi nhặt phân, tu sửa cầu đường.

Tháng 8 năm 1975, mấy ngày liên tục mưa tầm tả làm cho mực nước con sông nhỏ phía tây thôn Trương dâng trào, làm sập cây cầu đá đã hơn trăm tuổi. Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh vẫn còn trong đội sản xuất và một số thôn dân cùng nhau đem theo dây thừng, sợi thép đến cứu nguy. Nhưng mà mấy chục người tận lực làm cả buổi sáng, cũng không tu sửa được cây cầu đá, bởi vì có một cục đá nặng ngàn cân bị trôi vào trong bùn lắng cách cây cầu hơn năm mét. Mọi người đều nói nếu như cục đá này không dời lại đây, cây cầu này sẽ vĩnh viễn bị hủy.

Trong lúc mọi người đang chán nản thất vọng, Hòa thượng Hải Khánh chậm rãi nói: “Sắp đến trưa rồi, để tôi thử xem! Sẽ không để người dân ở nơi này gặp khó khăn vì không có cầu để qua lại.” Hòa thượng Hải Khánh đụng chuyện không lúng túng, bình tĩnh ung dung, không sợ gian khó. Ngài im lặng quan sát tỉ mỉ cục đá bị rơi vào trong bùn lắng, nói thầm trong miệng một lát (thực ra mọi người biết Ngài đang niệm “A Di Đà Phật”, nhưng chính sách lúc đó không cho phép, không thể niệm Phật lên tiếng), sau đó dùng một sợi thép và hai cây gậy gỗ lớn, quả thật là cạy cục đá trong bùn lắng ra ngoài. Chỉ thấy cục đá đó lăn mấy vòng, tựa vào bên cạnh trụ cầu.

Mọi người đều đặc biệt kinh ngạc! Có người hỏi Pháp sư Hải Khánh sao lại làm được như vậy, Ngài khiêm tốn cười và nói: “Đó toàn là A Di Đà Phật gia trì!”

Lúc đó đường cái vẫn còn là đường đất, mỗi khi trời mưa thì mặt đường bị ngập hư, vì vậy thường xuyên có thể nhìn thấy Hòa thượng Hải Khánh mang theo cái xẻng đi sửa đường. Ngài không thích nói một câu chuyện phiếm, càng không khoe công lao của bản thân mình. Sau khi làm việc về trễ thì ăn chút cơm nguội, có lúc cả cơm nguội cũng không còn, thì ăn ít màn thầu nguội. Khi đó chính phủ nông thôn đều được Ngài làm cảm động, khi họp kêu gọi cán bộ đảng viên đều phải học tập sư phụ Hải Khánh của chùa Lai Phật.

Thời kỳ cuộc sống vô cùng gian khổ trong ba năm khó khăn của Hòa thượng Hải Khánh, thường xuyên cứu nguy giúp nghèo. Ngài ở bên đường lớn bố thí cháo và nước cho người qua đường. Bản thân Ngài thiếu ăn ít uống, nhưng lại thường xuyên chịu đói đem thức ăn nước uống tặng cho người khác. Những việc làm này người lớn tuổi bản địa ai ai cũng biết.

Lúc đó Hòa thượng Hải Khánh ăn cơm là dùng cỏ tranh làm thành cái chén, bản thân Ngài khai khẩn một miếng đất hoang, đã trồng một ít khoai lang và cây cao lương. Rất nhiều người còn nhớ, Ngài thường xuyên tự mình hấp khoai lang hoặc là trộn rau dại món cháo cao lương, dùng chén cỏ tranh cho người qua đường ăn.

Khi mới trùng kiến lại chùa Lai Phật, chỉ có 3 phòng cỏ tranh nhỏ, một cái chảo nhỏ, nấu cơm nhờ nhóm rễ cỏ tranh, cuộc sống rất khó duy trì. Nhưng Hòa thượng Hải Khánh vẫn một mực kiên trì nấu nước sôi, sau đó ngâm lá cây liễu vào thau sành cho người qua đường uống. Lão hộ pháp cư sĩ Đảng vào nhiều năm sau từng hỏi Hòa thượng Hải Khánh: “Những ngày tháng khổ như vậy làm sao Ngài chịu đựng được vậy?” Lão Hòa thượng Hải Khánh nói: “Toàn là nhờ A Di Đà Phật đó!”

Hậu đức thiện hành của Ngài đã vô hình ảnh hưởng sâu sắc tới bá tánh ở phương này. Mùng 1, 15 mỗi tháng, mọi người đều đi lễ bái nhục thân của Hòa thượng Hải Khánh; người ai gặp phải vấn đề nan giải, cũng sẽ đến cầu nhục thân vị Bồ Tát này.

Cũng như lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh cũng không rời Phật pháp mà hành thế pháp, không bỏ thế pháp mà chứng Phật pháp. Xem những ngôn hành khi Ngài trụ thế, đó gọi là chân tu hành, tu hành không phải một ngày niệm bao nhiêu vạn tiếng Phật hiệu, niệm bao nhiêu bộ kinh, không phải vậy, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của Ngài đều tương ưng với Bồ Tát.

Hòa thượng Hải Khánh cũng không có đi học, không biết chữ, chính là một câu “A Di Đà Phật” niệm đến cùng, ngoại trừ một câu Phật hiệu thì không có gì hết, Ngài là tiêu chuẩn của một môn thâm nhập, trường thời huân tu. Sau khi Ngài vãng sanh lưu lại nhục thân bất hoại, toàn thân Xá Lợi, đây cũng là chứng minh cho chúng ta: Một câu Phật hiệu có thể làm đại sự, đại sự viên mãn, đại sự cứu cánh, không cần kinh điển, câu Phật hiệu này thì có thể làm xong hết!

Nam Mô A Di Đà Phật!